Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Kế hoạch đảm bảo An toàn giao thông và phục vụ vận chuyển hành khách trong dịp tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Tỵ 2013

Kế hoạch đảm bảo An toàn giao thông và phục vụ vận chuyển hành khách trong dịp tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Tỵ 2013

Thực hiện Công điện số 43/CĐ-BGTVT ngày 14/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải V/v chuẩn bị phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Tỵ 2013; Sở Giao thông vận tải đề nghị Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Quản lý đô thị các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị quản lý đường bộ; các trung tâm đăng kiểm; các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải, kinh doanh khai thác Bến xe; các phòng, ban thuộc Sở trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đôn đốc và tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau: - Các Bến xe phải được trang trí với hình thức đẹp và sạch sẽ; đảm bảo tốt hệ thống thông tin liên lạc, có đầy đủ các bảng thông báo về luồng tuyến, chuyến lượt, giờ xe chạy, niêm yết giá vé; tăng cường hệ thống chiếu sáng về ban đêm, phòng chống cháy nổ; phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các dịch vụ ăn uống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bến; các dịch vụ hỗ trợ phục vụ hành khách và phương tiện, có bộ phận y tế để sẵn sàng sơ cứu khi hành khách có nhu cầu,… Cán bộ, nhân viên phục vụ tại bến nhất thiết phải đeo thẻ làm việc và mặc đồng phục (nếu có).


- Kiểm tra giấy tờ của xe, lái xe và việc chấp hành các quy định về vận tải; từ chối phục vụ khi các doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm các quy định về vận tải và báo cáo với cơ quan quản lý tuyến bằng văn bản.
- Tổ chức nhiều hình thức bán vé, tạo thuận tiện cho người dân có nhu cầu mua vé, thực hiện nhận đặt vé hoặc bán vé qua điện thoại, qua trang thông tin điện tử của doanh nghiệp (nếu có), bán vé trước cho các cơ quan, trường học và khách đi xe có nhu cầu; nghiêm cấm việc đầu cơ, buôn bán vé gây mất trật tự xã hội.
- Kịp thời phát hiện và báo cáo cơ quan quản lý tuyến, quản lý giá, Quản lý thị trường các hành vi vi phạm về giá vé và các quy định về vận tải khách của các tổ chức, cá nhân để có biện pháp xử lý.
- Bến xe phải chủ động phối hợp với Thanh tra Giao thông, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an địa phương đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, trật tự ở trong bến và khu vực xung quanh bến, kiên quyết không để xảy ra tình trạng cò mồi, lôi kéo khách, trộm cắp,…; phối hợp với các doanh nghiệp vận tải có tuyến hoạt động tại bến thống nhất biện pháp tổ chức vận tải Tết và có phương án bố trí xe dự phòng để sẵn sàng giải tỏa khách khi số lượng khách qua bến tăng đột biến.
- Bến xe điều động xe dự phòng tham gia giải tỏa khách sau khi đã thỏa thuận thống nhất với lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp xe và thực hiện thu giá cước theo chất được dịch vụ đã đăng ký kê khai với cơ quan quản lý tuyến. Trước khi điều động phương tiện giải tỏa khách, Bến xe phải báo cáo Sở GTVT trước khi thực hiện bằng văn bản hoặc qua điện thoại.
- Tạo điều kiện thuận lợi và có trách nhiệm bố trí cho các xe tăng cường giải tỏa khách của các tỉnh khác vào bến trả khách, ưu tiên cho xe được xếp tài và xác nhận sổ nhật trình để xe quay về (nếu chủ phương tiện hoặc Ban chỉ đạo phục vụ vận tải khách Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2013, bến xe nơi đi yêu cầu).
- Tích cực phối hợp với cơ quan quản lý tuyến, các doanh nghiệp vận tải trên tuyến để tổ chức giải tỏa khách kịp thời. Trường hợp ứ đọng khách, bến xe phải báo cáo ngay về Sở GTVT hoặc Ban chỉ đạo phục vụ vận tải khách Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2013 để có phương án huy động giải tỏa.
- Chủ động phối hợp với cơ quan y tế, doanh nghiệp vận tải để phòng chống bệnh dịch có thể xảy ra tại bến xe.
- Nhằm thực hiện bình ổn thị trường, chống tăng giá cước bất hợp lý trong hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh các bến xe thực hiện nghiêm:
+ Không xếp tài cho các phương tiện thực hiện tăng giá cước dịp trước, trong và sau Tết Quý Tỵ 2013 nếu văn bản thông báo tăng giá cước của các doanh nghiệp chưa được Sở GTVT, Sở Tài chính, cơ quan thuế xác nhận theo quy định.
+ Đối với các doanh nghiệp tỉnh bạn có tuyến vận tải hoạt động trên địa bàn thì việc tăng giá cước trên tuyến tại đầu bến xe thuộc Gia Lai, ngoài các thủ tục theo quy định, còn phải được Sở GTVT Gia Lai xác nhận, thống nhất việc tăng giá cước. Bến xe có trách nhiệm thông báo đến các đơn vị có liên quan biết và thực hiện.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát báo cáo ngay về cơ quan chức năng để kịp thời xử lý các đơn vị tùy tiện tăng giá cước.

2. Các Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách

2.1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải khách theo tuyến cố định:

- Lập kế hoạch huy động tối đa khả năng phương tiện, nhân sự phục vụ vận tải khách trong dịp Tết, có phương án tổ chức vận tải hợp lý trên cơ sở quay vòng, tăng chuyến trong thời gian phục vụ Tết, nghiêm cấm các doanh nghiệp bỏ tài (nốt) trên tuyến cố định để đưa phương tiện vận chuyển khách theo hợp đồng (đối với các tuyến có lượng khác tăng cao).
- Chịu trách nhiệm chính trong việc phục vụ vận tải khách trên tuyến đang khai thác, phối hợp với Bến xe đảm bảo không có ứ đọng khách và giải tỏa khách.
- Các doanh nghiệp vận tải cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ phương tiện trước khi đưa vào khai thác và phải bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Bán vé theo đúng giá đã đăng ký, thực hiện niêm yết công khai giá cước tại nơi bán vé và trên phương tiện theo quy định. Nghiêm cấm việc doanh nghiệp, hợp tác xã bán vé vượt năng lực phục vụ khách, gây mất trật tự, phiền hà cho hành khách đi xe.
- Bố trí đủ lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định; không để người điều khiển phương tiện lái xe quá 10 giờ trong một ngày và liên tục trong 4 giờ; nghiêm cấm doanh nghiệp điều động lái xe không đủ điều kiện theo quy định điều khiển phương tiện vận chuyển khách.
- Các doanh nghiệp tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ lái xe ô tô; nhắc nhỡ lái xe chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông, không được chủ quan, không phóng nhanh, không vượt ẩu,…đặc biệt trong dịp Tết khi nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao; quán triệt cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe về ý thức phục vụ hành khách, không uống rượu bia, dùng chất kích thích trong khi làm việc; không chở các chất độc hại, hôi thối, chất dễ cháy nổ, chở quá tải, quá số người quy định, thu giá cao hơn giá doanh nghiệp kê khai, niêm yết và in trên vé,…
- Kịp thời điều động phương tiện dự phòng để chuyển tải khách của những xe bị xử lý hạ tải, xảy ra sự cố kỹ thuật, tai nạn…; trong trường hợp không có xe chuyển tải kịp thời phải huy động phương tiện của đơn vị khác, doanh nghiệp có xe hạ tải phải thanh toán toàn bộ những chi phí cho việc huy động phương tiện để chuyển tải khách.
- Khi số lượng khách tăng đột biến cần giải tỏa: Các tuyến vận tải khách có từ 2 đơn vị trở lên cùng khai thác phải có sự phân công cụ thể giữa các đơn vị về kế hoạch giải tỏa khách; trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng vận chuyển khách phải báo cáo kịp thời về Sở GTVT hoặc Ban chỉ đạo vận tải khách Tết biết, chỉ đạo xử lý.
- Tùy vào trường hợp vi phạm, Sở GTVT sẽ xem xét thu hồi chấp thuận khai thác tuyến, Giấy phép kinh doanh vận tải của doanh nghiệp hoặc đề nghị Tổng Cục ĐBVN thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến của doanh nghiệp.
- Niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng của Ban chỉ đạo phục vụ vận tải khách Tết Dương lịch và Nguyên đán Quý Tỵ 2013, điện thoại 0593.824.248; 0593.828.236.

2.2. Các doanh nghiệp vận tải khách bằng xe buýt:

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ phương tiện; xây dựng kế hoạch cụ thể bảo đảm tần suất trên các tuyến trong những ngày, giờ cao điểm phục vụ Tết, nghiêm cấm việc bỏ khách, bỏ chuyến trên tuyến.
- Tăng cường giáo dục lái xe không phóng nhanh, vượt ẩu; nhân viên phục vụ có thái độ lịch sự, hòa trong khi làm nhiệm vụ; dừng đón trả khách đúng nơi quy định.

2.3. Các doanh nghiệp vận tải khách bằng xe taxi :

- Tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ phương tiện; xây dựng kế hoạch phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết, cụ thể: Chỉ đạo các nhân viên lái xe chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, không phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách, lái xe quá thời gian quy định,… gây mất trật tự và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; đi đúng lộ trình, hành trình khách yêu cầu, nghiêm cấm chạy vòng vo để thu tiền.
- Niêm yết giá cước ở mặt ngoài cánh cửa xe và bên trong xe phía dưới vị trí gắn đồng hồ tính tiền theo đúng quy định, đồng thời niêm yết số điện thoại của người điều hành doanh nghiệp nhằm xử lý nhanh, kịp thời những thắc mắc của khách đi xe.

3. Các đơn vị quản lý sửa chữa cầu đường

- Các đơn vị quản lý giao thông cần tăng cường công tác kiểm tra để tiến hành tu bổ, sửa chữa kịp thời, nhất là các tuyến có mật độ giao thông lớn như QL 14, QL 19, QL 25 và các đoạn đường có đèo dốc nguy hiểm bảo đảm thông suốt, thuận lợi trên các tuyến đường đơn vị quản lý. Đặc biệt, chú trọng kiểm tra, rà soát các nút giao thông, các điểm giao cắt, vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông và có biện pháp cảnh báo hoặc khắc phục kịp thời.
- Phát quang hai bên đường đảm bảo tầm nhìn; sửa chữa, bù phụ lại lề đường, vét rãnh thoát nước; rà soát hệ thống báo hiệu an toàn giao thông để kịp thời sơn, sửa chữa, bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường; củng cố lại hệ thống cọc tiêu, tường hộ lan, sửa chữa mặt đường, cầu yếu,…
- Bố trí lực lượng tuần đường kiểm tra thường xuyên tình hình cầu đường và chuẩn bị đủ trang thiết bị, vật tư để khi có sự cố phải bố trí lực lượng khắc phục ngay, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
4. Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị các huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên hệ thống cầu, đường bộ thuộc quyền quản lý. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc bến xe khách thực hiện tốt việc vận chuyển khách trong dịp Tết Nguyên đán.
- Thực hiện các giải pháp bảo đảm giao thông tại những vị trí, đoạn đường, giao lộ tiềm ẩn tai nạn giao thông, khu vực tụ tập đông người, chỉ đạo bổ sung đầy đủ các biển báo; phát quang hai bên đường đảm bảo tầm nhìn; sửa chữa, bù phụ lại lề đường; rà soát bổ sung, chỉnh sửa hệ thống báo hiệu đường bộ; củng cố hệ thống cọc tiêu, tường hộ lan, sửa chữa mặt đường,… đảm bảo giao thông thông suốt, êm thuận.

5. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

- Tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị trong dây chuyền kiểm định, không để xảy ra hư hỏng trong dịp Tết. Có kế hoạch tăng ca, thêm giờ bảo đảm không để ứ đọng phương tiện có nhu cầu kiểm định trước và sau Tết, ưu tiên kiểm định trước cho các phương tiện vận tải khách.
- Tăng cường giám sát công tác kiểm định, bảo đảm phương tiện đã kiểm định phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi đưa vào khai thác.

6. Các phòng, ban thuộc Sở Giao thông vận tải

6.1. Phòng Kế hoạch – Tài chính - Vận tải:

- Tổ chức kiểm tra, theo dõi sát các hoạt động phục vụ vận tải tết tại các bến xe, doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải và năng lực đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân tại các đơn vị.
- Phối hợp với Công ty Cảng hàng không Pleiku, đại điện các hãng hàng không trên địa bàn tỉnh nắm rõ số liệu vận tải hàng không đi và đến hằng ngày qua sân bay, kế hoạch bay của công ty trong đợt cao điểm phục vụ Tết, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kê khai điều chỉnh giá cước của các doanh nghiệp trong dịp Tết (nếu có); thực hiện kiểm tra, nhắc nhỡ, doanh nghiệp niêm yết và bán đúng theo giá cước đã đăng ký, niêm yết.
- Phối hợp với PV11, PC67 - Công an tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động phục vụ vận tải khách Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
- Bố trí cán bộ thường trực tại Sở (kể cả ngày nghỉ) để kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các bến xe, doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải khách tổ chức tốt công tác vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân; thực hiện cấp sổ nhật trình, phù hiệu xe chạy tuyến cố định, đồng thời giải quyết các công việc đột xuất, phát sinh khác trong thời gian phục vụ Tết.

6.2. Thanh tra Sở Giao thông vận tải:

- Xây dựng kế hoạch đợt cao điểm, bố trí lực lượng, phương tiện và trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát trước, trong, sau Tết và một số công tác đột xuất khác có liên quan.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý thị trường, chính quyền địa phương để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vi phạm về vận tải, hành lang an toàn giao thông đường bộ, vi phạm về giá cước… góp phần giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát chất lượng phương tiện và tiêu chuẩn người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên xe.
- Kiểm tra các đơn vị thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ về việc chấp hành các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông khi thi công như: Đặt biển báo hiệu đường bộ, cọc tiêu di động, rào chắn, đổ vật liệu,...
- Phối hợp với các phòng ban trong việc giải tỏa khách, xe bị xử lý hạ tải, xe bị xử cố kỹ thuật, tai nạn,…

6.3. Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng Giao thông:

- Có kế hoạch kiểm tra các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt quan tâm các tuyến có lưu lượng phương tiện lớn; tuyến có nhiều đèo dốc nguy hiểm, chỉ đạo tiến hành tu bổ, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, bảo đảm giao thông thông suốt.
- Không cấp giấy phép thi công các công trình trên đường đang khai thác trong đợt cao điểm phục vụ Tết.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ tổ chức trực trong dịp Tết, chuẩn bị vật tư dự phòng, thường xuyên kiểm tra tình hình đường sá, cầu, cống, khi có sự cố phải kịp thời phối hợp khắc phục.

6.4. Phòng Quản lý Phương tiện và Người lái

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh, kiểm định đúng quy trình, quy chuẩn; phương tiện được kiểm định phải bảo đảm an toàn kỹ thuật theo quy định.
- Có kế hoạch, bố trí cán bộ, nhân viên làm thêm giờ để thực hiện cấp Giấy phép lái cho tất cả thí sinh dự các lớp sát hạch trước Tết Nguyên đán 2013.

6.5. Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng chuyên ngành GTVT:

Chỉ đạo các đơn vị thi công sớm có kế hoạch phù hợp, bảo đảm các biện pháp duy trì khả năng giao thông thông suốt. Tại các đoạn đường vừa khai thác vừa thi công, trước khi nghỉ Tết phải thu dọn vật liệu, máy móc ra ngoài phạm vị đường dành cho lưu thông, có đèn và biển báo hiệu đầy đủ, những nơi chưa thi công xong phải xử lý vuốt nối êm thuận, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Những vị trí đầu mối giao thông đến thành phố, thị xã phải dừng thi công trong những ngày phục vụ Tết Nguyên đán 2013.

7. Thời gian phục vụ Tết và chế độ báo cáo:

7.1 Thời gian phục vụ Tết:

a) Tết Dương lịch là 6 ngày từ ngày 28/12/2012 đến ngày 02/01/2013;
b) Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 là 20 ngày, bắt đầu từ ngày 31/01/2013 đến hết ngày 19/02/2013 (tức từ ngày 20/12/2012 đến ngày 10/01/2013 Âm lịch).

7.2 Chế độ báo cáo:

a) Đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải khách; các bến xe khách trên địa bàn tỉnh; các đơn vị quản lý cầu đường; các Trung tâm đăng kiểm, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng quản lý đô thị, các huyện, thị xã, thành phố; các phòng ban thuộc Sở thực hiện chế độ báo cáo như sau:
- Kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 trước ngày 25/01/2013;
- Báo cáo kết quả thực hiện phục vụ trước Tết Nguyên đán trước ngày 07/02/2013 (ngày 27/12/2012 Â.L);
- Sau Tết tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện tổng thể kế hoạch phục vụ Tết trước ngày 21/02/2013 (tức ngày 12/01/2013 Âm lịch).
* Riêng từ ngày 31/01/2013 đến hết ngày 19/02/2013 (Tức từ ngày 20/12/2012 đến hết ngày 10/01/2013 Âm lịch):
+ Các bến xe khách báo cáo nhanh về Sở GTVT số lượng thực hiện vận tải khách hàng ngày tại bến (Theo phụ lục gửi kèm).
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải báo cáo tình hình khách đăng ký vé, số lượng hành khách vận chuyển hàng ngày.
Trong quá trình phục vụ Tết nếu có những vấn đề đột xuất về vận tải khách như lưu lượng khách tăng đột biến tại các bến xe, ứ đọng khách,….phải kịp thời báo cáo về Sở Giao thông vận tải Gia Lai (ĐT: 059.3828.236)
b) Các văn bản, báo cáo gửi về Sở Giao thông vận tải – Số 10 Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku (qua số Fax: 0593.824.241, hoặc Email: kehoach_gtgl@yahoo.com).
c) Số điện thoại đường dây nóng Ban chỉ đạo phục vụ Tết: 0593.828.236; 0593.828.235.

8. Tổ chức kiểm tra:

Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ Tết ở một số doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, Bến xe khách và các đơn vị (thời gian cụ thể sẽ có thông báo sau).